phần 2 : đề bài
Bài 8/1999 - Cân táo
(Dành cho học
sinh Tiểu học)
Mẹ đi chợ về mua
cho Nga 27 quả táo giống hệt nhau về kích thước và khối lượng. Tuy nhiên người
bán hàng nói rằng trong số các quả táo trên có đúng một quả có khối lượng nhẹ
hơn. Em hãy dùng một chiếc cân bàn hai bên để tìm ra quả táo nhẹ đó. Yêu cầu số
lần cân là nhỏ nhất.
Các em hãy giúp
bạn Nga tìm ra quả táo nhẹ đó đi. Nếu các em tìm ra quả táo đó sau ít hơn 5 lần
cân thì đã là tốt lắm rồi.
Bài 9/1999 - Bốc diêm
(Dành cho học
sinh Tiểu học)
Trên
bàn có 3 dãy que diêm, số lượng que diêm của các dãy này lần lượt là 3, 5 và 8.
Hai bạn Nga và An chơi trò chơi sau: Mỗi bạn đến lượt mình được quyền (và phải)
bốc một số que diêm bất kỳ từ một dãy
trên. Người thắng là người bốc được que diêm cuối cùng.
Ai
là người thắng cuộc trong trò chơi trên? Và bạn đó phải bốc diêm như thế nào?
Các bạn hãy cùng suy nghĩ với Nga và An nhé.
Bài 10/1999 - Dãy số nguyên
(Dành cho học
sinh THCS)
Dãy các số tự
nhiên được viết ra thành một dãy vô hạn trên đường thẳng:
1234567891011121314..... (1)
Hỏi số ở vị trí
thứ 1000 trong dãy trên là số nào?
Em hãy làm bài
này theo hai cách: Cách 1 dùng suy luận logic và cách 2 viết chương trình để
tính toán và so sánh hai kết quả với nhau.
Tổng quát bài
toán trên: Chương trình yêu cầu nhập số K từ bàn phím và in ra trên màn hình
kết quả là số nằm ở vị trì thứ K trong dãy (1) trên. Yêu cầu chương trình chạy
càng nhanh càng tốt.
Bài 11/1999 - Dãy số Fibonaci
(Dành cho học
sinh THCS)
Như các bạn đã
biết dãy số Fibonaci là dãy 1, 1, 2, 3, 5, 8, .... Dãy này cho bởi công thức đệ
qui sau:
F1 =
1, F2 =1, Fn = Fn-1 + Fn-2 với n
> 2
1. Chứng minh
khẳng định sau:
Mọi số tự nhiên
N đều có thể biểu diễn duy nhất dưới dạng tổng của một số số trong dãy số
Fibonaci.
N = akFk
+ ak-1Fk-1 + .... a1F1
Với biểu diễn
như trên ta nói N có biểu diễn Fibonaci là akak-1...a2a1.
2. Cho trước số
tự nhiên N, hãy tìm biểu diễn Fibonaci của số N.
Input:
Tệp văn bản
P11.INP bao gồm nhiều dòng. Mỗi dòng ghi một số tự nhiên.
Output:
Tệp P11.OUT ghi
kết quả của chương trình: trên mỗi dòng ghi lại biểu diễn Fibonaci của các số
tự nhiên tương ứng trong tệp P11.INP.
Bài 12/1999 - N-mino
(Dành cho học
sinh THPT)
N-mino
là hình thu được từ N hình vuông 1´1 ghép lại (cạnh kề cạnh). Hai n-mino được gọi là đồng
nhất nếu chúng có thể đặt chồng khít lên nhau.
Bạn hãy lập
chương trình tính và vẽ ra tất cả các N-mino trên màn hình. Số n nhập từ bàn
phím.
Ví dụ: Với N=3
chỉ có hai loại N-mino sau đây:
Chú ý:
Gọi Mn là số các n-mino khác nhau thì ta có M1=1, M2=1, M3=2,
M4=5, M5=12, M6=35,...
Yêu cầu bài giải
đúng và trình bày đẹp.
0 Nhận xét