phần 3 : đề bài
Bài 13/1999 - Phân hoạch hình chữ nhật
(Dành cho học
sinh THPT)
Một hình vuông
có thể chia thành nhiều hình chữ nhật có các cạnh song song với cạnh hình vuông
(xem Hình vẽ). Xây dựng cấu trúc dữ liệu và lập chương trình mô tả phép chia đó.
Tính xem có bao nhiêu cách chia như vậy.
Input
Dữ
liệu nhập vào từ tệp P13.INP bao gồm hai số tự nhiên là n, m - kích thước hình
chữ nhật.
Output
Dữ liệu ra nằm
trong tệp P13.OUT có dạng sau:
- Dòng đầu tiên
ghi số K là tổng số các phép phân hoạch.
- Tiếp theo là K
nhóm, mỗi nhóm cách nhau bằng một dòng trống.
- Mỗi nhóm dữ
liệu bao gồm các cặp tọa độ của các hình chữ nhật nằm trong phân hoạch.
Bài 14/2000 - Tìm số trang sách của một
quyển sách
(Dành cho học
sinh Tiểu học)
Để
đánh số các trang sách của 1 quyển sách cần tất cả 1392 chữ số. Hỏi quyển sách
có tất cả bao nhiêu trang?
Bài 15/2000 - Hội nghị đội viên
(Dành cho học
sinh Tiểu học)
Trong
một hội nghị liên chi đội có một số bạn nam và nữ. Biết rằng mỗi bạn trai đều
quen với N các bạn gái và mỗi bạn gái đều quen với đúng N bạn trai. Hãy lập
luận để chứng tỏ rằng trong hội nghị đó số các bạn trai và các bạn gái là như
nhau.
Bài 16/2000 - Chia số
(Dành cho học
sinh THCS)
Bạn hãy chia N2
số 1, 2, 3, ...., N2-1, N2 thành N nhóm sao cho mỗi nhóm
có số các số hạng như nhau và có tổng các số này cũng bằng nhau.
Bài 17/2000 - Số nguyên tố tương đương
(Dành cho học
sinh THCS)
Hai số tự nhiên được
gọi là Nguyên tố tương đương nếu
chúng có chung các ước số nguyên tố. Ví dụ các số 75 và 15 là nguyên tố tương đương vì
cùng có các ước nguyên tố là 3 và 5. Cho trước hai số tự nhiên N, M. Hãy viết
chương trình kiểm tra xem các số này có là nguyên tố tương đương với nhau hay
không.
Bài 18/2000 - Sên bò
(Dành cho học
sinh THCS và THPT)
Trên
lưới ô vuông một con sên xuất phát từ đỉnh (0,0) cần phải đi đến điểm kết thúc
tại (N,0) (N là số tự nhiên cho trước).
Qui tắc đi: Mỗi
bước (x1, y1)
--> (x2, y2) thoả mãn điều kiện (sên bò):
- x2 = x1+1,
- y1 -1 <= y2
<= y1+1
Tìm
một cách đi sao cho trong quá trình đi nó có thể lên cao nhất trên trục tung
(tức là tọa độ y đạt cực đại). Chỉ cần đưa ra một nghiệm.
Input
Số
N được nhập từ bàn phím.
Output
Output
ra file P5.OUT có dạng:
-
Dòng đầu tiên ghi 2 số: m, h. Trong đó m là số các bước đi của con sên để đến được
vị trí đích, h ghi lại độ cao cực đại đạt được của con sên.
-
m dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi ra lần lượt các tọa độ (x,y) là các bước đi của
sên trên lưới.
Yêu cầu kỹ thuật
Các
bạn có thể mô tả các bước đi của con sên trên màn hình đồ họa. Để đạt được mục đích
đó số N cần được chọn không vượt quá 50. Mặc dù không yêu cầu nhưng những lời
giải có mô phỏng đồ họa sẽ có điểm cao hơn nếu không mô phỏng đồ họa.
0 Nhận xét